Làm gì khi chó bị cắn? Trong 10 trường hợp chó đến bác sĩ thú y thì phải có tới 5 trường hợp là do chó cắn nhau. Không như vết cắt, vết cắn rất khó đo đếm độ nghiêm trọng. Do đó, khi chó của bạn bị cắn, bạn cần phải biết cách xử lý để giảm thiểu thương tổn cho chó.
Sự nguy hiểm của các vết cắn
Không chỉ có các trường hợp chó cắn nhau, chó còn có thể bị các loài động vật khác cắn. Một vết cắn tuy chỉ nhỏ bé nhưng cũng có thể gây nguy hiểm tới tính mạng, cần đặc biệt lưu tâm. Để nói về sự nguy hiểm của vết cắn, ta cần nói tới một vài yếu tố dưới đây.
Đầu tiên, vết cắn sẽ gây nên tổn thương bên ngoài. Chó có bộ hàm rất khỏe, đặc biệt là các dòng chó lớn như Pitbull, Rottweiler. Không chỉ cắn, chúng còn giằng xé và gây ra nhiều tổn thương nghiêm trọng trên da, cơ và thậm chí là cả nội tạng. Bản năng của động vật là cắn vào các chỗ chí tử như cổ họng, vậy nên vết cắn sẽ cực kỳ nguy hiểm.
Chưa dừng lại ở đó, vết cắn còn có thể đem tới nhiều nguy hiểm hơn. Một vết cắn tuy nhỏ nhưng có thể sẽ đem đến nhiều bệnh truyền nhiễm. Có lẽ mọi người đều đã biết sự nguy hiểm của bệnh dại – căn bệnh có tỷ lệ tử vong tuyệt đối. Ngoài ra, vết cắn của các loài động vật khác còn có thể lây nhiễm nhiều bệnh như uốn ván, dịch hạch…
Do đó, để giảm thiểu tối đa thương tổn dành cho chó, bạn cần phải biết cách sơ cứu khi cún nhà bạn bị cắn.
Làm gì khi chó bị cắn?
Tùy vào độ nghiêm trọng của vết thương mà người nuôi cần phải biết cách sơ cứu cụ thể. Sau đó, cho dù bạn có sơ cứu tốt như thế nào, bạn vẫn cần phải đưa chú chó của bạn đến bác sĩ thú y để kiểm tra cụ thể.
Trước hết chúng ta hãy lướt qua các bước sơ cứu cho chó bị cắn
- Đầu tiên, ta cần xem xét vết thương. Bạn cần quan sát độ sâu của vết cắn, lượng máu chảy ra và cả các thương tổn khác. Quá trình này cần làm cực kỳ cẩn thận, do chó bị đau sẽ rất hung và có thể cắn bừa.
- Nếu chó bị chảy máu, lấy khăn sạch đè vào chỗ bị thương (tất nhiên chỉ nên làm khi đã vô hiệu hóa miệng con chó)
- Nếu vết thương nhẹ, bạn nên cắt lông quanh khu vực đó. Cần hạn chế việc lông dính vào vết thương tránh nhiễm khuẩn và lây truyền mầm bệnh.
- Hãy làm sạch vết thương với nước ấm. Tốt nhất là dùng xi lanh hút nước và xịt vào chỗ bị thương, giúp rửa trôi vết bẩn dễ dàng hơn.
Sau khi sơ cứu, cần đưa chó tới bác sĩ thú y
Như đã nói ở trên, một vết cắn nhỏ cũng đủ để lây truyền bệnh dại. Do đó, bạn cần đưa chó đến bác sĩ thú y để được kiểm tra cẩn thận. Điều này không chỉ giúp đảm bảo sức khỏe cho chó mà còn cho cả gia đình của bạn.
Cần làm gì trong quá trình chó phục hồi?
Trong quá trình chó phục hồi, bạn cần quan sát tình trạng của chó và báo cho bác sĩ thú y nếu cần thiết. Nếu chúng vẫn sinh hoạt bình thường thì không sao, nhưng nếu có các dấu hiệu sau thì cần lưu ý:
- Chó bị khó thở, mệt mỏi
- Chó bị nôn mửa, tiêu chảy
- Chó bỏ ăn, thường nằm ủ rũ một chỗ
- Chó dễ bị kích động hơn bình thường, hay sủa lớn
Ngoài ra, bạn cần phải tìm cách che vết thương để chó không thể liếm được. Việc này sẽ giúp vết thương lành sớm hơn, đồng thời tránh nhiễm trùng. Bạn có thể dùng rọ mõm, hoặc cũng có thể dùng loa chuyên dụng chống liếm.
Cách phòng tránh việc chó bị cắn
Trong mọi trường hợp thì phòng bệnh vẫn luôn tốt hơn chữa bệnh. Để tránh việc chó bị cắn, bạn cần phải sử dụng dây dắt khi đưa chó đi dạo. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu khu vực quanh nhà mình xem có nhà nào nuôi chó lớn, chó dữ không. “Tránh voi chẳng xấu mặt nào”, bạn cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc với những con chó dữ, đặc biệt là khi không phải chủ chó nào cũng có ý thức và kiến thức khi nuôi chó dữ.
- Dây dắt yếm Police Zichen đa dạng kích thước cho thú cưng
- Dây dắt vòng cổ nhiều hoạ tiết Zeichen dành cho chó mèo
Lời kết
Đó là những điều cần lưu ý khi chó bị cắn. Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu tìm một người bạn bốn chân, hãy đến ngay hai cơ sở của Pet House tại 293 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội và 1045 Kha Vạn Cân, Phường An Bình, Thủ Đức, Tp.HCM. Ngoài ra, các bạn cũng có thể liên hệ với PetHouse qua số Hotline 0379 889 868 để được tư vấn ngay lập tức.